Thời tiết nắng nóng là thời điểm thuận lợi khiến các cơn đột quỵ bùng phát mạnh mẽ hơn, nhất là đối với những người có tiền sử bị tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu cao,… Đột quỵ mùa nắng nóng có thể phòng ngừa được và sơ cứu kịp thời nếu được phát hiện kịp thời.
1. Vì sao thời tiết nắng nóng làm tăng nguy cơ đột quỵ?
Cơ thể thích nghi tốt nhất ở mức nhiệt 25 độ C. Thân nhiệt lên đến 40 độ C dẫn đến mất muối và nước, khiến trung tâm điều hòa thân nhiệt hoạt động quá mức, từ đó ảnh hưởng hệ tim mạch, hô hấp, gan thận và hệ thần kinh… Nếu không được bổ sung nước, máu đặc hơn, lưu thông kém và làm tăng huyết áp. Thời tiết nắng nóng cũng tác động đến sự co giãn của hệ thống mạch máu dễ tăng huyết áp và nhiều biến chứng khác.
2. Những ai có nguy cơ cao bị đột quỵ mùa nắng nóng?
Một số nhóm người dễ bị đột quỵ, bao gồm người già, trẻ em dưới 4 tuổi và những người mắc các bệnh mạn tính như bệnh tim, phổi, thận, tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, rối loạn chuyển hóa và bệnh tâm thần. Những người có lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu bia cũng thuộc nhóm nguy cơ cao.
Ngoài ra, trong mùa nắng nóng, nguy cơ đột quỵ tăng cao đặc biệt đối với những người già và trẻ em vì họ thích nghi với sự tăng nhiệt chậm hơn so với những người khác.
Nơi sống cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ đột quỵ. Những người sinh sống trong khu vực đô thị thường đối mặt với nguy cơ cao hơn so với những người ở vùng nông thôn. Nguyên nhân là do nhiệt độ môi trường ở thành phố thường tăng cao hơn vào ban ngày do hiệu ứng đô thị. Trong khi đó, vào ban đêm, nhiệt độ giảm chậm hơn ở đô thị do hiện tượng “đảo nhiệt”.
Nếu nhiệt độ ngoài trời dao động từ 32°C trở lên, nguy cơ đột quỵ tăng cao. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo rằng không nên tham gia hoạt động nặng nhọc ngoài trời trong thời tiết nắng nóng và tránh đột ngột tiếp xúc với nhiệt độ cao sau khi ở trong nhà mát.
3. Các triệu chứng của đột quỵ do nắng nóng là gì?
Triệu chứng điển hình nhất là nhiệt độ cơ thể tăng cao, có khi lên đến 40 độ C, kèm theo ngất xỉu. Ngoài ra còn có một số biểu hiện khác, bao gồm:
– Đau nhức đầu
– Choáng váng, hoa mắt
– Không đổ mồ hôi, mặc dù cơ thể đang rất nóng
– Da đỏ, khô, nóng hừng
– Chuột rút, tê người
– Buồn nôn và nôn
– Tim đập nhanh
– Thở nông
– Những thay đổi về hành vi, như rối loạn tâm thần, mất phương hướng
– Phát cơn co giật, động kinh
– Ngất xỉu, bất tỉnh
4. Phòng chống đột quỵ trong mùa nắng nóng như thế nào?
Trong mùa hè, khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao, người già nên tránh ra ngoài, đặc biệt là vào những giờ nắng gắt, buổi trưa.
Đối với những người mắc bệnh tim mạch, việc sử dụng máy điều hòa để làm mát là rất quan trọng. Tuy nhiên, cần điều chỉnh nhiệt độ máy ở mức khoảng 27°C và đảm bảo chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài phòng không quá 7 độ C.
Thời tiết nắng nóng có thể làm cơ thể mất nước nhanh chóng, vì vậy việc bổ sung nước đều đặn là rất quan trọng. Điều này giúp tăng thể tích dịch cơ thể và ngăn chặn sự đặc của máu, ngăn chặn nguy cơ hình thành cục máu đông.
Người cao tuổi cũng cần nhớ uống nước đủ ngay cả khi không cảm thấy khát. Có thể bổ sung nước qua nước ép trái cây, canh rau, củ quả hàng ngày. Đặc biệt, việc uống một cốc nước sau khi thức dậy vào buổi sáng và bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày là cực kỳ quan trọng.
Trong mùa nắng nóng, hãy mặc quần áo nhẹ, rộng, màu sáng và tránh mặc đồ bó. Đội mũ rộng và đeo kính bảo vệ mắt khi ra ngoài cũng là điều cần thiết. Sử dụng kem chống nắng với chỉ số SPF từ 30 trở lên cũng giúp bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời.
Hạn chế tiêu thụ rượu bia và cà phê, vì chúng có thể làm cơ thể mất nước nhanh chóng, tăng nguy cơ bị đột quỵ trong mùa nắng nóng.
Đột quỵ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, không chỉ riêng với thời tiết nắng nóng và bạn nên thực hiện tầm soát đột quỵ nếu nhận thấy các dấu hiệu nghi ngờ. Hiện nay, Chụp cộng hưởng từ – MRI/MRA được coi là công cụ “vàng” tầm soát đột quỵ não. MRI được sử dụng để kiểm tra tình trạng hầu hết các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt có giá trị trong chụp ảnh chi tiết não hoặc thần kinh cột sống. Do có độ phân giải và tương phản tốt nên hình ảnh MRI cho phép phát hiện ra các điểm bất thường ẩn sau các lớp xương mà các phương pháp tạo ảnh khác khó có thể nhận ra. MRI có thể cho kết quả chuẩn xác hơn so các kỹ thuật dùng tia X (ngoại trừ kỹ thuật chụp DSA đánh giá mạch máu) trong chẩn đoán các bệnh lý não, tim mạch, đột quỵ,… Hơn nữa, quá trình chụp bằng MRI không gây tác dụng phụ như trong chụp X-quang hay cắt lớp vi tính (CT).
Hiện nay, với công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới, Nhật Bản đã triển khai mô hình khám tầm soát sức khỏe toàn diện, cho ra kết quả chính xác nhất về tình trạng sức khỏe bệnh nhân và được hơn 10.000 khách hàng quốc tế sử dụng dịch vụ mỗi năm.
MHC Việt Nam là đại diện chính thức của nhiều tập đoàn với hơn 200 bệnh viện và cơ sở y tế trên toàn nước Nhật. Chúng tôi tự hào là doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ y tế cao cấp về khám và điều trị các bệnh mạn tính bằng CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI – Y TẾ TÁI SINH từ các tập đoàn y tế HÀNG ĐẦU NHẬT BẢN.
Hotline: 0825 255 986.