Uncategorized

Thực Đơn Dinh Dưỡng Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Nhân Ung Thư Vú

Bệnh nhân ung thư khi điều trị ung thư bằng phương pháp xạ trị hoặc hóa trị đều có những tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc cung cấp và chuyển hóa dinh dưỡng cho cơ thể. Chính vì vậy, dinh dưỡng cũng đóng vai trò đặc biệt nghiêm trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh nhân ung thư vú. Bệnh nhân ung thư vú sau điều trị cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tích cực để bù đắp tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe ổn định cho các lần điều trị tiếp theo.


1. Nguyên tắc dinh dưỡng đặc biệt cho bệnh nhân điều trị ung thư vú

– Năng lượng: 25 – 30 Kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày
– Protein: 12-20% tổng năng lượng, protein động vật chiếm 30 -50% tổng số
– Lipid: 18-25% tổng năng lượng, lựa chọn thực phẩm giàu chất béo Omega 3
– Glucid: 60 -70% tổng năng lượng
– Bổ sung đầy đủ Canxi, vitamin D3
– Cung cấp đầy đủ vitamin và chất xơ


2. Lời khuyên của chuyên gia về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân điều trị ung thư vú

Đối với bệnh nhân điều trị ung thư vú bằng hóa trị hay xạ trị thì việc ăn uống sau mỗi lần điều trị đều gặp khó khăn vì tác dụng phụ khiến họ không có cảm giác muốn ăn, ăn dễ bị nôn mửa hoặc ăn được rất ít. Vì vậy, gia đình và người thân nên thay đổi thực đơn thường xuyên để giúp bệnh nhân cảm thấy ngon miệng hơn.


2.1. Đối với bệnh nhân điều trị ung thư vú nên sử dụng những loại thực phẩm sau:

– Protein: Các loại thịt nạc, cá, trứng, sữa, tôm…
– Glucid: Gạo, miến, bún, bánh phở, các loại khoai củ…
– Lipid: Các loại dầu thực vật (Dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng…)
– Người bệnh nên nhiều rau xanh, quả chín, rau quả nhiều chất xơ. Mỗi ngày nên ăn 400-500g rau; 200-400g quả chín. Nên lựa chọn nhiều rau họ cải: bông cải xanh, cải bắp, súp lơ…
– Tăng cường bổ sung thực phẩm chứa nhiều omega-3 như cá hồi, dầu Oliu…
– Sử dụng các thực phẩm giàu vitamin E, C, A, Selen có khả năng chống oxy hóa như: cà rốt, cà chua, rau ngót, rau muống…


2.2. Bệnh nhân ung thư vú nên hạn chế một số loại thực phẩm:

– Các thực phẩm chứa nhiều acid béo no như: các món thịt nướng, thịt hun khói, các món xào, rán, quay…
– Các thực phẩm chế biến công nghiệp, đóng gói sẵn như đồ hộp, thịt nguội,…


2.3. Bệnh nhân ung thư vú không nên các loại thực phẩm:

– Các loại dầu mỡ rán đi rán lại nhiều lần, các loại thức ăn bị nấm mốc như: lạc mốc, hạt bí, hạt dưa rang sẵn bị mốc…
– Kiêng tuyệt đối các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,…


3. Tăng cường sức đề kháng cho bệnh nhân điều trị ung thư vú

Tại Nhật Bản, các chuyên gia đã tìm ra phương pháp sử dụng tế bào NK – Tế bào tiêu diệt tự nhiên (Nature Killer). Tế bào NK là một bạch huyết bào trong hệ miễn dịch tự nhiên, có khả năng phản ứng nhanh với các tế bào nhiễm virus và tế bào dị biệt bao gồm các tế bào có khả năng hình thành ung thư. Từ đó, giúp quá trình điều trị của bệnh nhân ung thư vú hiệu quả hơn, nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau mỗi lần điều trị hơn.


Điều trị bệnh ung thư là một quá trình lâu dài đòi hỏi người bệnh có một sức khỏe tốt, do đó một chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng là rất quan trọng giúp nâng cao sức khỏe, chất lượng sống cho cũng như tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân ung thư vú. Ngoài ra, bệnh nhân ung thư cần được khám và tư vấn bởi các bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng.

đăng ký tư vấn

    To top