Kiến thức

Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc, Điều Trị Phục Hồi Chức Năng Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ Tại Nhà

Phục hồi chức năng có vai trò quan trọng với bệnh nhân bị đột quỵ, cần được thực hiện sớm trong môi trường vận động, hoạt động phong phú với mục tiêu dài hạn là giúp bệnh nhân thực hiện các sinh hoạt thường ngày một cách độc lập nhất có thể, với các kỹ năng cơ bản như tự ăn uống, mặc quần áo, đi bộ…

1. Các biến chứng thường gặp của bệnh nhân đột quỵ

– Rối loạn vận động: yếu, liệt một phần chi thể hoặc nửa người, liệt mặt.
– Rối loạn nhận thức, giảm tư duy, mất trí nhớ từ nhẹ đến nặng, trí tuệ sa sút.
– Rối loạn cơ tròn: đi tiểu hoặc đại tiện không tự chủ. Có thể gây nhiễm trùng bàng quang do đặt sonde dẫn nước tiểu.
– Rối loạn về ngôn ngữ: nói ngọng, nói lắp, âm điệu bị biến đổi, khó diễn đạt suy nghĩ bằng lời, thậm chí không nói được.
– Rối loạn thị giác.
– Rối loạn cảm giác: đau, tê, hoặc cảm giác nóng rát và ngứa ran. Thậm chí không cảm giác được một phần chi thể của mình.
– Mệt mỏi, rối loạn thăng bằng, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều…
– Khó nuốt, gặp khó khăn trong việc nuốt kết hợp với tình trạng liệt có thể dẫn đến viêm phổi do thức ăn đồ uống đi vào phổi.
– Loét các vùng tỳ đè do nằm liệt lâu ngày.
– Giảm các kỹ năng xã hội, các hoạt động cá nhân hàng ngày.

Di chứng sau đột quỵ thường gặp: liệt nửa/cả người, méo mồm, rối loạn ngôn ngữ,…

Các rối loạn trên nếu không được điều trị lâu ngày dẫn đến hậu quả người bệnh không tự chăm sóc được bản thân, phải phụ thuộc vào người khác, làm tăng gánh nặng cho người thân và gia đình, bệnh nhân dễ rơi vào trạng thái trầm cảm.

2. Các biện pháp chăm sóc phục hồi chức năng cần làm

Chăm sóc bệnh nhân đột quỵ cần dựa trên các nguyên tắc sau:
– Phòng ngừa các biến chứng hô hấp.
– Vận động sớm.
– Xử lý tình trạng yếu nửa người/liệt nửa người.
– Xử lý mất cảm giác.
– Tăng cường lực cơ.
– Cải thiện dáng đi, thăng bằng và di chuyển.
– Khuyến khích độc lập và các sinh hoạt hàng ngày.

Chăm sóc bệnh nhân đột quỵ là một quá trình dài, đòi hỏi sự kiên trì và khéo léo, đồng hành cùng bệnh nhân

2.1. Phòng ngừa các biến chứng hô hấp

– Lăn trở thường xuyên.
– Tư thế trị liệu (nằm ngửa hoàn toàn không được khuyến cáo vì có thể ảnh hưởng không tốt đến lưu thông của không khí và nuốt an toàn).
– Khuyến khích các bài tập thở sâu thường xuyên.
– Khuyến khích vận động di chuyển (nếu ổn định nội khoa).

Thường xuyên lăn trở bệnh nhân để tránh tình trạng lở loét và suy hô hấp

2.2. Đảm bảo tư thế trị liệu mục đích là để tạo thuận sự hồi phục tối ưu sau đột quỵ.

– Kiểm soát hóa trương lực cơ.
– Tăng cường nhận biết về không gian.
– Lăn trở, thay đổi tư thế luân phiên 2 giờ/lần phòng ngừa nguy cơ loét do tì đè.

Ngoài ra, để cải thiện tối đa các di chứng sau đột quỵ, hiện nay tại Nhật Bản đã áp dụng thành công phương pháp sử dụng tế bào gốc tự thân của người bệnh để điều trị. Tế bào gốc tự thân đã được nghiên cứu và cho kết quả có thể tái tạo lại được các tế bào thần kinh đã bị chết hoặc bị tổn thương do đột quỵ. Từ đó giúp cải thiện tối đa các di chứng đột quỵ như liệt nửa/cả người, chứng đãng trí,… giúp cải thiện và thúc đẩy quá trình điều trị đột quỵ hơn.

Liên hệ ngay với MHC Việt Nam qua số hotline 0825 255 986 để được hỗ trợ chi tiết hơn nhé!

 

đăng ký tư vấn

    To top